Bước 1: Tiếp nhận bề mặt
Bề Mặt Đẹp: Nền tiêu chuẩn là những loại nền khô , phẳng mịn. Trước khi nhà thầu thi công đổ bê tông đã xử lý chống thấm ngược như lót nilong, vải bạt trước khi đổ. Đây là một loại sàn lý tưởng.
Bề Mặt Nền không đạt tiêu chuẩn: Nền không đạt tiêu chuẩn là những loại nền bị ẩm ướt, không phẳng. Bề mặt có thể gồ ghề, bề mặt xi măng non, bị thấm ngược. Khi đổ bê tông các nhà thi công đã trộn bê tông không đạt tiêu chuẩn, không sử dụng lót nilon, vải bạt cuống dưới,… Trong trường hợp này yêu cầu cần phải có biện pháp xử lý tốt bề mặt sàn.
Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt
Đây là bước quan trọng nhất trong khi thi công sơn epoxy tự san phẳng. Trước tiên mài, trà bề mặt và hút bụi sạch sẽ. Công đoạn này sẽ giúp cho bề mặt phẳng, không bụi và tạo độ bám dính tốt. Nếu không làm tốt công đoạn này sản phẩm sẽ không đạt được chất lượng tốt và xảy ra lỗi nghiêm trọng như không bằng phẳng và dễ bị rỗ, lỗi bọt khí.
Bước 2: Sơn lót sàn epoxy
Sau khi vệ sinh và xử lý bề mặt tiến hành sơn lót epoxy, với định mức và tỷ lệ tùy theo từng hãng sơn. Bước này là bước để tạo độ bán dính và góp phần cho bề mặt phủ mịn hơn, thi công bằng ru lô hoặc phun, phương pháp dùng ru lô để lăn thì khả năng thẩm thấu vào bê tông tốt hơn so với phương án phun, thời gian khô từ 4-6h đồng hồ.
Bước 3: Xử lý bề mặt khi đã sơn lót epoxy
Trám trét, xử lý các vị trí hư hỏng, các vị trí bị rỗ bằng epoxy mastic 2 thành phần.
Bước 4: Bả sơn epoxy trộn cát thạch anh
Để hỗn hợp đạt tiêu chuẩn phải pha đúng tỷ lệ và yêu cầu phải khuấy đều hỗn hợp. Thời gian khuấy trộn hỗn hợp khoảng 3 – 5 phút. Và dụng cụ khuấy trộn hỗn hợp yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn mới có thể cho ra sản phẩm đạt chuẩn, không được trộn cốt liệu cát quá nhiều vì dễ bị đông cứng và rất khó làm phẳng bề mặt. Thời gian đợi lớp này khô khoảng 6-8h. Thời gian khô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm,….
Bước 5: Xả nhám, thi công thêm 01 lớp epoxy tự phẳng
Sau khi xả nhám, vệ sinh sạch sẽ, cần bã thêm 01 lớp epoxy không trộn cốt liệu để tạo phẳng bề mặt, tạo độ mịn để làm lớp hoàn thiện tốt hơn.
Bước 6: Thi Công sơn epoxy tự phẳng hoàn thiện.
Bước này rất quan trọng, tùy diện tích thi công mà phải bố trí nhân lực phù hợp, các bước chuẩn bị như giày đinh, bàn kéo, ru lô phá bót khí, băng keo, máy trộn sơn, nhân lực phải để ý hết sức.
*) Giày đinh & Ru lô gai: Tùy theo diện tích, số người lăn ru lô gai phá bọt khí để bố trí dày đinh
*) Bàn Kéo răng cưa: Bàn kéo có nhiều mức như 1mm, 2mm, có thể dùng cây kéo để khi thi công đứng có tiện
*) Người phụ trách công tác sơn: Cần máy trộn sơn tốt, có vòng quay đều để trộn 2 thành phần A với B, người phụ trách trộn sơn tối thiểu cần 1 người, cần thêm 1 người mở nắp sơn, 1 người bưng thùng sơn, 1 người lăn ru lô..
*) Thợ Sơn Epoxy: Đối với dòng sơn này, cần phải có đội ngũ được đào tạo và trải qua nhiều công trình, mỗi công trình cũng phải tối thiểu có 2 người...
Khi trộn xong, thì tiến hành đổ sơn epoxy tự san phẳng, tùy theo độ dày màng sơn mà người thợ dùng bàn kéo để tăng giảm độ dày..
Một số lưu ý khi đổ sơn:
*) Đóng cửa không để ruồi, mỗi bay vào
*) Băng keo 2 mặt phải dán trên lớp băng keo giấy
*) Kéo sơn epoxy tự phẳng các vị trí gần cửa ra vào cần lưu ý sơn
Bước 7: Kiểm tra công trình sau 24h để tiến hành nghiệm thu
Thời gian nghiệm thu công trình khoảng từ 3-4 ngày sau khi thi công lớp phủ. Bước này chính là bước kiểm tra chất lượng trước khi bàn giao công trình cho chủ doanh nghiệp.
Trên đây là những đặc điểm và quy trình thực hiện Thi Công sơn Epoxy tự san phẳng khoa học, chính xác theo chuẩn của Hàn Quốc và Nhật Bản.