QUY TRÌNH THI CÔNG
Sơn sàn epoxy và sơn epoxy 2 thành phần
Từ lâu sơn epoxy đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và dân dụng. Sơn sàn epoxy là được các nước tiến trên thế giới sử dụng sàn nhà xưởng ,sàn công nghiệp như ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Tại Việt Nam, ban đầu dòng sản phẩm này được biết đến từ các nước phát triển khi họ đầu tư nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp và tiến hành sử dụng và thi công sơn epoxy cho sàn nhà xưởng, tiêu biểu là Hàn Quốc và Đài Loan với các sản phẩm sơn epoxy đã rất quen thuộc trên thị trường như: Jotun, KCC, Sika, Chokwang, Noroo Nanpao, trước đây các doanh nghiệp này họ đều nhập khẩu sơn epoxy về Việt Nam để thi công nhưng ngày nay các doanh nghiệp sơn nước ngoài đều có nhà máy tại Việt Nam nên công việc thi công sơn epoxy cũng dễ dàng và giảm chi phí hơn trước đây nhiều. Khi sàn nhà xưởng được sơn epoxy thì mang lại cho các doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thiết thực...Sau đây chúng tôi sẽ khái quát về sơn epoxy và các ưu nhược điểm của loại sản phẩm này.
Sơn epoxy là dòng sản phẩm sơn cao cấp 2 thành phần chuyên dùng cho nền sàn nhà xưởng và các lĩnh vực khác. Sơn epoxy nó bao gồm hai thành phần: phần sơn và phần đóng rắn đã được sản xuất và đóng gói theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất quy định, khi đưa vào sử dụng thì chỉ việc trộn đều hai thành phần này lại với nhau mà thôi.
Thành phần A là thành phần chính của sơn epoxy, nó có tác dụng che lấp khuyết tật, thành phần A chứa hạt màu tạo tính thẩm mỹ, độ bóng sáng cho nền sàn sau thi công. Phần đóng rắn còn gọi là phần B công dụng chính là làm đóng rắn khi trộn hai thành phần của sơn epoxy lại với nhau, phần B giúp sơn epoxy có khả năng chống chịu các lực tác động từ bên ngoài (một yêu cầu bắt buộc đối với nền nhà xưởng).
Thành phần cơ bản của sơn epoxy bao gồm: Chất kết dính (còn gọi là chất tạo màng), bột màu, phụ gia, chất độn và dung môi.
• Chất kết dính: Là chất tạo kết dính cho tất cả các loại bột và màu trong sơn và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn và mục đích sử dụng.
• Chất độn: Chất độn hay bột độn trong sơn được pha thêm vào thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất của sơn như: Tính chất của màng (tăng độ cứng, độ bóng của màng sơn ...), kiểm soát độ lắng, thời gian khô, khả năng thi công....
Chất độn trong sơn thường được sử dụng là: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titane...
• Bột màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột mịn. Chức năng chính của bột màu chính là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. ngoài ra bột màu còn ảnh hưởng tới độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu gồm hai loại màu tự nhiên và màu tổng hợp.
• Dung môi: Là chất hòa tan nhựa và pha loãng sơn. Đặc tính của nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.
Sơn epoxy có màng sơn dẻo, có độ cứng và có độ bám dính cao, sơn epoxy có khả năng chống mài mòn và chịu được sự phá hủy của các tác nhân như tác động của con người và môi trường trong quá trình sử dụng nên hầu hết các nhà xưởng hiện nay người ta đều sơn epoxy với mục đích là bảo vệ sàn bê tông, hạn chế bụi bẩn trong quá trình tiếp xúc với sàn, còn đối với các nhà xưởng sản xuất thực phẩm, dược phẩm...thì ngoài chức năng chính như chịu tải trọng, mài mòn, chống bám bụi, thì sơn epoxy còn hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn, chống nấm mốc hàng hóa...
Trước đây trong các nhà xưởng người ta thường hay lát gạch hoặc xoa hardener, còn ngày nay người ta thường sử dụng sơn epoxy phủ và sơn epoxy tự phẳng cho các nhà xưởng, tùy theo mức độ sử dụng của từng nhà xưởng thì sẽ các loại sản phẩm phù hợp.
Sơn epoxy như là một lớp giữa hay hoàn thiện được sử dụng trên bề mặt bê tông hay bề mặt vữa xi măng, được sử dụng trong những môi trường cần chống bám bụi cao, chống hóa chất, chống mài mòn, chống trượt nhiều cấp độ khác nhau như bãi đậu xe của các tầng hầm, nhà máy dược, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bệnh viện, phòng chứa hàng, nhà kho, xưởng sản xuất và các khu vực khác.